Chuyển đến nội dung chính

[Luyện phim] Apple English Example 2 (Phần 2)

LUYỆN PHIM TIẾNG ANH (PHẦN 2)


   Phần 1 mình đã giới thiệu 3 hoạt động luyện phim tiếng Anh đó là xem phim tự do (không nhìn phụ đề), xem phim nhìn phụ đề Anh và xem phim nhìn phụ đề Việt. Tuy đây là 3 hoạt động nhỏ nhưng mỗi người khi thực hiện sẽ có những tâm lý, suy nghĩ, phản ứng tương đối khác với người khác và do đó kết quả của họ cũng tương đối khác, thậm chí là có người sẽ bỏ cuộc khi thực hiện 3 hoạt động này. Do vậy mình sẽ cụ thể hóa mỗi hoạt động để các bạn thực hiện cho đúng (đạt hiệu quả).
   Với 3 hoạt động này các bạn cần phải thực hiện với tinh thần thoải mái, tự nhiên (không có ham muốn hiểu, ham muốn nghe rõ, ham muốn dịch tiếng Việt để hiểu,... cũng như các cảm giác (kí ức) tiêu cực của bạn đối với tiếng Anh). Một khi đã đồng ý thực hiện 3 hoạt động này thì phải tin tưởng (nếu không tin tưởng, đầu óc bạn sẽ loạn trong quá trình xem phim), hòa nhập vào hoạt động, hòa nhập vào nội dung phim (quên đi chuyện bạn đang học tiếng Anh theo phương pháp Apple English cũng như bất cứ phương pháp học tiếng Anh nào khác).
   Trong quá trình thực hiện nếu có bất cứ suy nghĩ nào khởi lên (nổi lên) trong đầu óc của bạn, thì hãy dừng phim lại (nếu đó là suy nghĩ về nội dung phim thì chấp nhận, nghĩ những chuyện khác thì bỏ qua). Sau khi cho suy nghĩ chảy ra xong, bạn hãy tiếp tục quá trình xem phim. Lưu ý nếu bạn nào thường có nhiều suy nghĩ "linh tinh", thì cần phải thực hiện việc dừng lại phim, bỏ qua mỗi suy nghĩ đó cho thật nhịp nhàng (không nổi nóng với những suy nghĩ đó)-dần theo thời gian đầu óc bạn sẽ chỉ suy nghĩ về nội dung phim.
   Sau đây mình sẽ tổng hợp các lỗi trong quá trình luyện phim. Những lỗi này chủ yếu là do đầu óc của chúng ta (người lớn) quá phức tạp (nhiều ham muốn, nhiều đòi hỏi, nhiều suy nghĩ khác...). Các bạn nên thường xuyên kiểm tra lại các lỗi này để sửa lỗi.
   Hoạt động 1: Xem phim tự do (không nhìn phụ đề)

  • Vừa xem phim vừa muốn nghe rõ, muốn hiểu, muốn dịch tiếng Việt để hiểu, muốn nói theo (quan trọng ở đây là từ "muốn", không phải bạn muốn gì). Hoặc vừa xem vừa nói theo.
  • Quá chú ý đến hình ảnh để hiểu, bỏ quên âm thanh hoặc ngược lại quá chú ý đến âm thanh, bỏ quên hình ảnh.
  • Bình luận về phim quá nhiều bằng tiếng Việt (nên sử dụng tiếng Anh càng nhiều càng tốt).
  • Vừa xem phim vừa tưởng tượng từ Anh tương ứng với âm thanh, vừa phân tích ngữ pháp, phân tích ý nghĩa.
  • Cảm giác bất an, khó chịu khi xem phim mà không nhìn phụ đề.
  • Cố chú ý vào các âm thanh mà người Việt hay bị "điếc" và đọc lại mất âm (các âm xì hơi, các âm đánh lưỡi,...) hoặc cố phân biệt các âm có cách đọc tương đối giống nhau (do bạn bị ảnh hưởng bởi bài vở trên lớp ấy mà!)

   Hoạt động 2: Xem phim nhìn phụ đề Anh

  • Đọc phụ đề Anh bằng giọng của bạn (cản trở việc tiếp thu âm thanh Anh) hoặc vừa đọc vừa dịch (để hạn chế việc này bạn nên xem phim không nhìn phụ đề trước khi nhìn phụ đề 1 tí (mỗi giây khắc trong quá trình xem phim)).
  • Chú ý đến phụ đề mà quên xem phim.
  • Cố nhìn phụ đề để hiểu và khi cảm thấy không hiểu thì dừng phim.
  • Muốn biết chi tiết từng âm thanh Anh tương ứng với chữ Anh nào.
  • Phân tích ngữ pháp phụ đề.

   Hoạt động 3: Xem phim nhìn phụ đề Việt

  • Đến hoạt động này chúng ta càng có ham muốn hiểu chi tiết phim hơn 2 hoạt động đầu (mình đang nói lỗi đấy nhé!).
  • Khó chịu khi vừa nghe tiếng Anh vừa nhìn phụ đề Việt.
  • Muốn biết từng âm thanh Anh tương ứng với chữ Việt nào trong phụ đề.

   Bạn nào có bổ sung lỗi gì thêm thì để lại ở phần nhận xét nhé :3. Cảm ơn bạn!
   Cuối lời mình xin chúc các bạn thực hành tốt việc luyện phim tiếng Anh!
Xem thêm video dưới đây để ấn tượng lại những gì đã viết và biết thêm nhiều điều khác nữa!




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phương pháp học tiếng Anh Apple Lemon English Method (ALEM)

PHƯƠNG PHÁP APPLE LEMON ENGLISH     Phương pháp này là chùm hai phương pháp Apple English và Lemon English. Tuy nhiên ở đây mình trình bày phương pháp Apple English trước, bài đăng sau mình sẽ trình bày phương pháp Lemon English.    Có bạn hỏi mình vì sao mình đặt tên 2 phương pháp đó như vậy ? (có phải nháy tên hãng điện thoại Apple danh tiếng hay không ?). Mình không trả lời mà chỉ hỏi: Bạn thích ăn táo (bom) hay ăn chanh ? Thì tính chất của 2 phương pháp đó giống như vậy đấy!    Đây là phương pháp dành cho những bạn ĐÃ CÓ NHIỀU NĂM HỌC TIẾNG ANH nhưng chưa nghe hiểu 80% nội dung cũng như chưa nói-đọc chuẩn được tiếng Anh (đã có vốn từ thông dụng, có khả năng xem được video tiếng Anh có phụ đề tiếng Anh). Đây là điều kiện rất quan trọng và cần thiết để học theo phương pháp này, còn nếu không đủ điều kiện thì bạn không nên đọc tiếp bài viết này. Và mình cũng nói thêm, đây không phải là phương pháp để giúp bạn vượt qua các kì kiểm tra, thi cử tiếng Anh ở trường hay ở các trung

Khai sáng tiếng Anh (Apple Lemon English)

KHAI SÁNG TIẾNG ANH (PHẦN 1)    Người học tiếng Anh nhiều năm mà không thấy tiến bộ nhiều về tiếng Anh (đặc biệt là những bạn bắt đầu có ý thức sử dụng tiếng Anh thực dụng vào cuộc sống, vào công việc) thường họ sẽ than vãn về việc họ xem các video hoặc nghe audio mà không hiểu bao nhiêu, hoặc họ than nói tiếng Anh giống tiếng Việt hoặc nói ngập ngừng không lưu loát hoặc không thể viết mọi điều mà họ mong muốn như khi họ viết tiếng Việt. Đối với tiếng Việt chỉ 10 năm là chúng ta đã nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên cũng 10 năm đó nhưng ta không thể thành thạo nghe, nói, đọc, viết được tiếng Anh. Tiếng Anh là một thứ tiếng khó học hơn tiếng Việt thế sao? Qua bài viết này mình hy vọng sẽ giúp bạn tự giải đáp cho chính bạn những vấn đề trên (công việc của mình chỉ là khai sáng).    Hãy tạm bỏ qua những khúc mắc, những mong muốn của bạn đối với tiếng Anh bởi hôm nay không giống như mọi khi (những bài viết trước) mình và các bạn sẽ đúc kết lại những hiện