Chuyển đến nội dung chính

Khai sáng tiếng Anh (Apple Lemon English)

KHAI SÁNG TIẾNG ANH (PHẦN 1)

   Người học tiếng Anh nhiều năm mà không thấy tiến bộ nhiều về tiếng Anh (đặc biệt là những bạn bắt đầu có ý thức sử dụng tiếng Anh thực dụng vào cuộc sống, vào công việc) thường họ sẽ than vãn về việc họ xem các video hoặc nghe audio mà không hiểu bao nhiêu, hoặc họ than nói tiếng Anh giống tiếng Việt hoặc nói ngập ngừng không lưu loát hoặc không thể viết mọi điều mà họ mong muốn như khi họ viết tiếng Việt. Đối với tiếng Việt chỉ 10 năm là chúng ta đã nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên cũng 10 năm đó nhưng ta không thể thành thạo nghe, nói, đọc, viết được tiếng Anh. Tiếng Anh là một thứ tiếng khó học hơn tiếng Việt thế sao? Qua bài viết này mình hy vọng sẽ giúp bạn tự giải đáp cho chính bạn những vấn đề trên (công việc của mình chỉ là khai sáng).
   Hãy tạm bỏ qua những khúc mắc, những mong muốn của bạn đối với tiếng Anh bởi hôm nay không giống như mọi khi (những bài viết trước) mình và các bạn sẽ đúc kết lại những hiện tượng, những trải nghiệm trong quá trình học tiếng Anh của chúng ta một cách xúc tích, rõ ràng hơn (không bàn về phương pháp nữa nhá).
   Trước tiên chúng ta sẽ đi vào những hiện tượng, những trải nghiệm trong quá trình xem (nghe) video (audio).
    Để đơn giản chúng ta chỉ bàn xem video thôi, còn audio thì cũng tương tự (các bạn tự suy lấy). Thường khi xem video tiếng Anh xong thì câu cửa miệng của nhiều bạn là “tôi nghe không hiểu”, nhưng khi tìm hiểu kỹ hơn thì trong đó có cả câu “tôi nghe không rõ”. Tương ứng 2 hiện tượng âm “nghe không rõ, nghe không hiểu” sẽ là 2 hiện tượng dương là “nghe rõ, nghe hiểu”. Thoạt nghe qua “nghe rõ, nghe hiểu” chúng ta nghĩ đó là 2 hiện tượng giống nhau, nhưng nghĩ kĩ lại thì đó là 2 hiện tượng khác nhau và có mối liên quan nhau. Vậy khi nào chúng ta nghe rõ, nghe hiểu, khi nào chúng ta nghe không rõ, không hiểu ?
   Nghe không rõ khi:
-Trước đó chúng ta chưa nghe nó bao giờ, hoặc đã nghe một vài lần nhưng não bộ không nhớ hoặc chúng ta chưa tiếp xúc nhiều với tiếng Anh.
   Nghe rõ khi:
-Trước đó chúng ta đã nghe nó nhiều lần (đã quá quen thuộc) hoặc chúng ta đã tiếp xúc với tiếng Anh nhiều (mặc dù đó là từ mới, câu mới nhưng ta vẫn nghe và lặp lại được-vì từ mới, câu mới đó do sự phối trộn các kí tự cũ, các âm thanh cũ tạo ra).
   Tiếp tục, nghe không hiểu khi:
-Nghe không rõ (hiển nhiên rồi);
-Nghe rõ nhưng chưa từng biết ý nghĩa hoặc đã biết trước đó một vài lần nhưng quên.
   Cuối cùng, nghe hiểu khi nào ?
-Nghe rõ và đã biết ý nghĩa của nó nhiều lần rồi (quá quen nghĩa rồi).
   Việc phân rõ 4 hiện tượng trên sẽ giúp các bạn tự điều chỉnh việc học tiếng Anh sao cho đạt mục tiêu cuối cùng là nghe hiểu và không còn phải than vãn nhiều nữa vì đã biết nguyên nhân rồi. Tuy nhiên mình chỉ mới khai sáng cho bạn ở mức độ căn bản, còn những điều nâng cao hơn hẹn dịp khác mình sẽ nói (bạn biết bao nhiêu đấy cũng đủ dùng rồi!).
   Mình nói thêm một điều nữa là trong 4 hiện tượng trên có một yếu tố quan trọng quyết định bạn có nghe rõ hay không, bạn có nghe hiểu hay không đó là việc lặp lại. Mình sẽ phân loại cho bạn 2 dạng lặp lại mà chúng ta đã sử dụng nhưng không ý thức rõ ràng về nó là: lặp cứng và lặp mềm. Thế nào là lặp cứng và thế nào là lặp mềm ?

   Lặp cứng là việc chúng ta nghe đi, nghe lại hoặc lặp đi, lặp lại ý nghĩa của một từ, một câu nhiều lần trong một ngữ cảnh tương đối cố định (giống tính chất học thuộc lòng).

   Còn lặp mềm là việc bạn được nghe một từ, một câu hoặc biết ý nghĩa của chúng qua nhiều tình huống, ngữ cảnh khác nhau trong cuộc sống hoặc trên mạng (không có ý thức phải nhớ, phải thuộc lòng).
   Việc học bằng cách lặp cứng sẽ dễ gây stress, chán nản, mệt mỏi còn lặp mềm thì ngược lại việc học hết sức tự nhiên, thoải mái, thú vị (chẳng có chút áp lực gì). Do vậy mình khuyên nếu có điều kiện thì nên học bằng cách lặp mềm còn không thì “dùng đỡ” lặp cứng (linh hoạt mà sử dụng).
   Và cũng PR thêm (tự quảng cáo) là phương pháp apple english được tạo ra dựa trên cách học lặp mềm, bởi phương pháp này học theo chủ đề (xác suất các từ, các câu được lặp lại là rất cao).
   Thông thường chúng ta sẽ sử dụng vô ý thức hai cách học này và do vậy việc học có khi thú vị, có khi chán nản mà chúng ta không biết tại sao như thế. Và việc định nghĩa chúng đã giúp chúng ta thoát khỏi bóng tối trong việc học tiếng Anh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phương pháp học tiếng Anh Apple Lemon English Method (ALEM)

PHƯƠNG PHÁP APPLE LEMON ENGLISH     Phương pháp này là chùm hai phương pháp Apple English và Lemon English. Tuy nhiên ở đây mình trình bày phương pháp Apple English trước, bài đăng sau mình sẽ trình bày phương pháp Lemon English.    Có bạn hỏi mình vì sao mình đặt tên 2 phương pháp đó như vậy ? (có phải nháy tên hãng điện thoại Apple danh tiếng hay không ?). Mình không trả lời mà chỉ hỏi: Bạn thích ăn táo (bom) hay ăn chanh ? Thì tính chất của 2 phương pháp đó giống như vậy đấy!    Đây là phương pháp dành cho những bạn ĐÃ CÓ NHIỀU NĂM HỌC TIẾNG ANH nhưng chưa nghe hiểu 80% nội dung cũng như chưa nói-đọc chuẩn được tiếng Anh (đã có vốn từ thông dụng, có khả năng xem được video tiếng Anh có phụ đề tiếng Anh). Đây là điều kiện rất quan trọng và cần thiết để học theo phương pháp này, còn nếu không đủ điều kiện thì bạn không nên đọc tiếp bài viết này. Và mình cũng nói thêm, đây không phải là phương pháp để giúp bạn vượt qua các kì kiểm tra, thi cử tiếng Anh ở trường hay ở các trung

[Luyện phim] Apple English Example 2 (Phần 2)

LUYỆN PHIM TIẾNG ANH (PHẦN 2)     Ở Phần 1  mình đã giới thiệu 3 hoạt động luyện phim tiếng Anh đó là xem phim tự do (không nhìn phụ đề), xem phim nhìn phụ đề Anh và xem phim nhìn phụ đề Việt. Tuy đây là 3 hoạt động nhỏ nhưng mỗi người khi thực hiện sẽ có những tâm lý, suy nghĩ, phản ứng tương đối khác với người khác và do đó kết quả của họ cũng tương đối khác, thậm chí là có người sẽ bỏ cuộc khi thực hiện 3 hoạt động này. Do vậy mình sẽ cụ thể hóa mỗi hoạt động để các bạn thực hiện cho đúng (đạt hiệu quả).    Với 3 hoạt động này các bạn cần phải thực hiện với tinh thần thoải mái, tự nhiên (không có ham muốn hiểu, ham muốn nghe rõ, ham muốn dịch tiếng Việt để hiểu,... cũng như các cảm giác (kí ức) tiêu cực của bạn đối với tiếng Anh). Một khi đã đồng ý thực hiện 3 hoạt động này thì phải tin tưởng (nếu không tin tưởng, đầu óc bạn sẽ loạn trong quá trình xem phim), hòa nhập vào hoạt động, hòa nhập vào nội dung phim (quên đi chuyện bạn đang học tiếng Anh theo phương pháp Apple Engli