Chuyển đến nội dung chính

Phương pháp học tiếng Anh Apple Lemon English Method (ALEM)

PHƯƠNG PHÁP APPLE LEMON ENGLISH


   Phương pháp này là chùm hai phương pháp Apple English và Lemon English. Tuy nhiên ở đây mình trình bày phương pháp Apple English trước, bài đăng sau mình sẽ trình bày phương pháp Lemon English.
   Có bạn hỏi mình vì sao mình đặt tên 2 phương pháp đó như vậy ? (có phải nháy tên hãng điện thoại Apple danh tiếng hay không ?). Mình không trả lời mà chỉ hỏi: Bạn thích ăn táo (bom) hay ăn chanh ? Thì tính chất của 2 phương pháp đó giống như vậy đấy!
   Đây là phương pháp dành cho những bạn ĐÃ CÓ NHIỀU NĂM HỌC TIẾNG ANH nhưng chưa nghe hiểu 80% nội dung cũng như chưa nói-đọc chuẩn được tiếng Anh (đã có vốn từ thông dụng, có khả năng xem được video tiếng Anh có phụ đề tiếng Anh). Đây là điều kiện rất quan trọng và cần thiết để học theo phương pháp này, còn nếu không đủ điều kiện thì bạn không nên đọc tiếp bài viết này. Và mình cũng nói thêm, đây không phải là phương pháp để giúp bạn vượt qua các kì kiểm tra, thi cử tiếng Anh ở trường hay ở các trung tâm. Đây là phương pháp để bạn học tiếng Anh thực dụng, để áp dụng cho công việc mà bạn đang cần. Bạn có biết là trong những người vượt qua các kì kiểm tra, ở trường cũng như ở các trung tâm với điểm số cao, vẫn có người không thể vận dụng thành thạo tiếng Anh đó vào trong công việc của họ, mà họ phải học lại tiếng Anh thực dụng một lần nữa!
   Mình sẽ viết ngắn gọn về phương pháp Apple English để các bạn nắm căn cơ trước, những bài viết sau mình sẽ đi sâu hơn về nó.
   Apple English có 5 nguyên tắc cơ bản, nếu thiếu một trong 5 nguyên tắc này bạn sẽ gặp "rắc rối" với tiếng Anh (đọc xong 5 nguyên tắc thì đừng quên đọc tiếp ví dụ và bài tập ở cuối bài viết để hiểu rõ và áp dụng phương pháp này).
   Nguyên tắc 1: Người học phải tiếp xúc, sử dụng tiếng Anh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm.... Nếu chúng ta không thực hiện được điều này thì mình nghĩ nên từ bỏ mục tiêu học tiếng Anh. Bởi kiến thức không được trao dồi thường xuyên sẽ tiêu biến dần theo thời gian. Chúng ta đã từng thấy khó bắt đầu viết, cũng như học bài vở ở trường sau một kì nghỉ hè chỉ toàn vui chơi ? Và việc học tiếng Anh cũng thế!
   Nguyên tắc 2: Học theo nguyên tắc là từ cơ bản đến nâng cao.Nguyên tắc này được chia thành nhiều nguyên tắc nhỏ hơn đó là:
  •      Tiếp xúc với tiếng Anh có độ minh họa cao đến tiếng Anh có độ minh họa thấp;
  •      Hiểu tiếng Anh từ đại ý, cốt lõi, cơ bản (nguyên cụm từ, nguyên câu, nguyên đoạn) đến hiểu chi tiết, hiểu từng từ có ý nghĩa gì (đặc biệt đối với đọc sách dày, xem video dài); 
  •      Chúng ta để não bộ tự hiểu cho đến bạn phải tự suy nghĩ nhiều mới hiểu (đặc biệt đối với video, audio);
  •      Chúng ta nên học vẹt nhiều, áp dụng tương tự nhiều, rồi mới nghĩ đến sáng tạo tiếng Anh (học vô thức rồi đến có ý thức);
  •       Nên học những gì thông dụng nhất, chung nhất, gần gũi nhất cho tất cả mọi người trên thế giới rồi mới học những gì có tính chuyên ngành, chuyên môn, chỉ có chuyên gia mới biết, người thường không biết;
  •      Tiếp theo là diễn đạt mọi thứ với câu cú tự do (không quan tâm câu cú đó có đúng ngữ pháp không-chỉ biết diễn đạt theo cảm hứng của trí tuệ), sau một thời gian mới quan tâm điều chỉnh cách diễn đạt cho hay, cho chuẩn xác;
  •      Cuối cùng chúng ta học từ tiếng Anh thực tế, ít chau chuốt (tức tiếng Anh giang hồ) đến tiếng Anh ngày càng được chau chuốt như phim, sách học ở trường.
   Nguyên tắc 3: Học tiếng Anh theo chủ đề bằng cách tập hợp nhiều sách hoặc tương đương với sách, nhiều video, nhiều hình ảnh-sơ đồ, nhiều phần mềm học tiếng Anh, nhiều người bạn, nhiều nơi chốn thuộc cùng một chủ đề (từ từ mà tập hợp những điều này trong lúc học theo phương pháp này). Sau đó thỏa sức thưởng thức tiếng Anh qua từng ngày.
   Nguyên tắc 4: Đa dạng hình thức học tiếng Anh như bên ngoài xã hội (nếu có điều kiện), qua các mạng xã hội tiếng Anh, qua các diễn đàn, qua việc đọc sách (hoặc những thứ tương đương với sách), xem video các loại,....
   Nguyên tắc 5: Tự suy nghĩ bằng tiếng Anh hàng ngày, hàng giờ bằng cách quan sát những con người, sự vật, sự kiện, hiện tượng xung quanh nơi ở của bạn để gọi tên chúng, nhận xét về chúng, thể hiện cảm xúc của bạn với chúng bằng tiếng Anh. Hoặc bạn nghĩ về những kí ức, kỉ niệm của cuộc đời bạn và diễn đạt chúng bằng tiếng Anh trong đầu. Hoặc bạn nghĩ ban đang làm hoạt động gì, bạn đang chơi gì. Bạn nghĩ về những kiến thức bạn học được sau một ngày tiếp xúc với tiếng Anh. Bạn cũng có thể viết nhật kí cuộc đời bằng tiếng Anh. Nhưng mình lưu ý các bạn là suy nghĩ được gì bằng tiếng Anh thì cứ suy nghĩ, nhưng phải theo chủ đề và những gì hiện tại không biết cách diễn đạt bằng tiếng Anh thì lướt qua-dần theo thời gian thì bạn sẽ có cách để diễn đạt những điều đó.
   Bây giờ mình sẽ cho các bạn một ví dụ về cách áp dụng các nguyên tắc của phương pháp Apple English:
   -Trước tiên mình chọn chủ đề tiếng Anh (nguyên tắc 3) là các kĩ năng sống để giàu có và hạnh phúc, kĩ năng phát triển bản thân, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng bán hàng, kĩ năng giao tiếp,... Chủ đề này là một trong những chủ đề thông dụng trên thế giới, nó có nhiều sách, nhiều báo, nhiều trang web, nhiều video, nhiều cộng đồng quan tâm, nhiều con người để mình giao lưu, học hỏi và đặc biệt là có tính ứng dụng nhiều cho công việc của mình (thuận lợi cho nguyên tắc 4).
   -Dần qua từng ngày, mình vừa tập hợp thêm các sách, báo, video,... mới, vừa đọc sách, báo, xem video,... đã có. Cuối mỗi ngày thì mình nhớ lại những gì đã học hỏi, đã làm trong ngày (lâu lâu mình vẫn đọc lại, xem lại những gì đã đọc, đã xem).
   -Mình nói một chi tiết quan trọng để bạn thực hiện cho đúng phương pháp Apple English, bởi điều này mình không nói trong nguyên tắc (điều này giúp mình học hiểu những điều cơ bản, cốt lõi trước rồi sau đó mới học hiểu những điều chi tiết):
    *Đối với đọc sách, mình đọc theo kiểu quét sách (bạn có thể tìm video nói về phương pháp đọc nhanh trên mạng-mình thường gọi là đọc quét). Não bộ của mình nó hiểu bao nhiêu thì hiểu (mình không có ham muốn (ép) hiểu), nó nhớ được bao nhiêu thì nhớ (kệ) (đọc vừa phải, không đọc quá nhiều dễ stress). Điều quan trọng là hàng ngày mình biết mình có đọc sách tiếng Anh thuộc chủ đề này (lưu ý là mình không tra từ điển trong quá trình đọc).
    *Đối với xem video (CHỈ GIỚI THIỆU 1 CÁCH, CÒN NHIỀU CÁCH ĐỂ XEM VIDEO KHÁC KHÔNG GIỚI THIỆU TẠI ĐÂY), mình để cho mắt, tai nó xem tự nhiên (giống xem video tiếng Việt bình thường) cũng như không cần xem phụ đề Anh, phụ đề Việt gì cả. Sau khi xem não bộ nó nhớ, nó hiểu được bao nhiêu thì tùy nó. Quan trọng là từng ngày mình biết mình có xem video thuộc chủ đề này.
    *Sau nhiều tuần hoặc sau nhiều tháng mình thực hành kết hợp giữa đọc sách với xem video mình thấy mình nghe hiểu thêm nhiều điều, biết thêm nhiều câu tiếng Anh, đọng lại trong đầu những kiến thức tiếng Anh. Cũng như mình biết nhiều từ, nhiều cụm từ, nhiều câu được lặp lại mà mình không biết ý nghĩa của chúng. Đối với những thứ không biết ý nghĩa này mình dùng từ điển online hoặc google để tra nghĩa tiếng Việt (viết riêng nó ra giấy để học riêng). Còn đối với âm thanh được lặp đi lặp lại (không biết chữ viết của nó hoặc không biết ý nghĩa hoặc cả hai) thì mình xem phụ đề rồi tra nghĩa hoặc mình đoán được âm thanh đó được viết như thế nào hoặc đoán được âm thanh đó tương ứng với từ nào trong các sách mà mình đọc, thì mình dùng nó tra nghĩa. Thế là hoàn thành rồi nhé :-).
    *Tiếp tục quá trình học như thế cho đến hết đời (sau một thời gian tiếng Anh của bạn sẽ bão hòa (mình nghĩ khoảng 1-2 năm thôi), còn thời gian còn lại là bạn học hỏi kiến thức và áp dụng kiến thức (lúc này chẳng còn quan tâm học tiếng Anh nữa!).
   Trên đây chỉ là phương pháp Apple English, đây là phương pháp đánh rộng kiểu "dân chơi", còn phương pháp Lemon English là phương pháp đánh hẹp, thích hợp cho việc học đối phó và cũng là một phương phương khá nghiêm khắc, nặng đầu.
   Chúc mừng bạn đã đọc đến cuối bài viết này, và đây là bài tập giúp bạn áp dụng phương pháp này toàn diện: Hãy kiểm tra bạn đã từng học tiếng Anh như thế nào theo các tiêu chí là các nguyên tắc của Apple Enlgish (ghi ra giấy hoặc đánh word càng rõ ràng, cụ thể, chi tiết càng tốt). Sau đó đề ra phương hướng sửa đổi để học theo phương pháp Apple English (có thể nhiều bạn sau khi nghe phương pháp Apple English là thực hiện ngay (mình cũng đã từng học nhiều kĩ năng mới và áp dụng vội vàng như thế)-tuy nhiên thực hiện vội như thế bạn sẽ thực hiện thiếu nguyên tắc hoặc thực hiện sai mà bạn sẽ không nhận ra điều đó-cứ tưởng là mình đã thực hiện đúng và đủ!).
   Cuối cùng mình xin chúc các bạn tìm được phương pháp học tiếng Anh phù hợp cho bản thân các bạn (bởi mình đã từng tìm hiểu nhiều phương pháp học tiếng Anh, nhưng không vừa ý hoàn toàn với mỗi phương pháp đó-lí do chính là mình đã có nền tảng tiếng Anh rồi, chỉ còn thiếu nghe-hiểu và nói chuẩn). Xin cảm ơn các bạn! 






    



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khai sáng tiếng Anh (Apple Lemon English)

KHAI SÁNG TIẾNG ANH (PHẦN 1)    Người học tiếng Anh nhiều năm mà không thấy tiến bộ nhiều về tiếng Anh (đặc biệt là những bạn bắt đầu có ý thức sử dụng tiếng Anh thực dụng vào cuộc sống, vào công việc) thường họ sẽ than vãn về việc họ xem các video hoặc nghe audio mà không hiểu bao nhiêu, hoặc họ than nói tiếng Anh giống tiếng Việt hoặc nói ngập ngừng không lưu loát hoặc không thể viết mọi điều mà họ mong muốn như khi họ viết tiếng Việt. Đối với tiếng Việt chỉ 10 năm là chúng ta đã nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên cũng 10 năm đó nhưng ta không thể thành thạo nghe, nói, đọc, viết được tiếng Anh. Tiếng Anh là một thứ tiếng khó học hơn tiếng Việt thế sao? Qua bài viết này mình hy vọng sẽ giúp bạn tự giải đáp cho chính bạn những vấn đề trên (công việc của mình chỉ là khai sáng).    Hãy tạm bỏ qua những khúc mắc, những mong muốn của bạn đối với tiếng Anh bởi hôm nay không giống như mọi khi (những bài viết trước) mình và các bạn sẽ đúc kết lại những hiện

[Luyện phim] Apple English Example 2 (Phần 2)

LUYỆN PHIM TIẾNG ANH (PHẦN 2)     Ở Phần 1  mình đã giới thiệu 3 hoạt động luyện phim tiếng Anh đó là xem phim tự do (không nhìn phụ đề), xem phim nhìn phụ đề Anh và xem phim nhìn phụ đề Việt. Tuy đây là 3 hoạt động nhỏ nhưng mỗi người khi thực hiện sẽ có những tâm lý, suy nghĩ, phản ứng tương đối khác với người khác và do đó kết quả của họ cũng tương đối khác, thậm chí là có người sẽ bỏ cuộc khi thực hiện 3 hoạt động này. Do vậy mình sẽ cụ thể hóa mỗi hoạt động để các bạn thực hiện cho đúng (đạt hiệu quả).    Với 3 hoạt động này các bạn cần phải thực hiện với tinh thần thoải mái, tự nhiên (không có ham muốn hiểu, ham muốn nghe rõ, ham muốn dịch tiếng Việt để hiểu,... cũng như các cảm giác (kí ức) tiêu cực của bạn đối với tiếng Anh). Một khi đã đồng ý thực hiện 3 hoạt động này thì phải tin tưởng (nếu không tin tưởng, đầu óc bạn sẽ loạn trong quá trình xem phim), hòa nhập vào hoạt động, hòa nhập vào nội dung phim (quên đi chuyện bạn đang học tiếng Anh theo phương pháp Apple Engli